Giờ Sinh Dương Lịch (1)

 

Năm dương lịch được tính bằng đơn vị thời gian trái đất quay một vòng quanh mặt trời.

 

Một vòng quay của trái đất quanh mặt trời hết 365,2422 ngày (356 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây). Để tiện tính toán, người ta tính chẵn 365 ngày là một năm dương lịch. Do trong 365 ngày có 12 lần mặt trăng tròn khuyết nên người ta chia thành 12 tháng. Vì 365 không chia hết cho 12 nên đành phải chia thành tháng đủ (31 ngày) và tháng thiếu (30 ngày). Riêng tháng 2 cũng là tháng thiếu nhưng chỉ có 28 ngày. Như vậy cộng 12 tháng vừa đủ 365 ngày, đó là năm bình thường.

 

Nhưng còn dư 5 giờ 48 phút 46 giây thì tính sao đây? Trong 4 năm liền, số dư đó cộng lại suýt soát một ngày, và một ngày đó được cộng vào tháng 2 của năm thứ tư. Năm thứ tư ấy gọi là “năm nhuận”, có 366 ngày. Tháng 2 của năm nhuận có 29 ngày, ngày thứ 29 ấy gọi là “ngày nhuận”.

 

 

 

Một vòng của Trái đất trên quỹ đạo không bằng một số chẵn của ngày.

 

Vì vậy, một năm cần có 365 ngày, nhưng số lẻ cần được bổ sung bằng cách nào đó. Số lẻ 0,2422 có thể miêu tả bằng phân số đơn giản gần đúng là 1/4; 7/29; 8/33; 31/128; 132/545;... nghĩa là để lắp gần đúng thì 4 năm cần thêm một ngày, chính xác hơn nữa thì 29 năm cần thêm 7 ngày, hơn nữa là 33 năm thêm 8 ngày... Có phân số được dùng tiện lợi là 97/400. Lịch chúng ta hiện dùng có quy luật tương đối rắc rối. Tức là: Cứ 4 năm thì thêm một ngày: các năm chia hết cho 4 nhuận 1 ngày.

 

Nhưng: Cứ một trăm năm thì phải bớt một ngày: năm chia hết cho 100 không nhuận. Cứ 400 năm lại cần thêm một ngày: năm chia hết cho 400 lại nhuận. Cứ 4000 năm thì bớt một ngày: năm chia hết cho 4000 sẽ không nhuận.

 

Vì vậy năm 1800, 1900 không nhuận, nhưng năm 2000 vừa rồi lại nhuận.

 

Thực ra phân số trên vẫn chưa phải là chính xác tuyệt đối. Nếu đúng thì phải thêm: năm chia hết cho 20.000 sẽ nhuận hai ngày, khi đó ta có phân số (969x5-1)/20.000 = 4844/20.000 = 0,2422, sát hơn so với thực tế. Tuy nhiên, chờ đến 20.000 năm thì chắc là lúc đó có quá nhiều thay đổi, tính trước không cần thiết.

 

 

 

Giờ Sinh Âm Lịch (2)

 

Thái Âm lịch là dựa vào quy luật mà Mặt Trăng quay quanh Trái Đất để mà đặt ra lịch pháp.

 

Thời cổ đại, người ta đã tổng hợp được quy luật Tròn - Khuyết của Mặt Trăng, lấy cái ngày mà Trăng Tròn gọi là ngày Vọng, còn ngày hoàn toàn Không Có Trăng gọi là ngày Sóc.

 

Quy định mỗi tháng thì ngày mồng Một là ngày Sóc, còn ngày thứ 15 hoặc 16 là ngày Vọng.

 

Thời gian giữa 2 ngày Vọng hay Sóc liên tiếp dài 29.53059… ngày ( 29.53 ngày = 29 ngày 12 giờ, 44 phút và 3 giây ) - gọi là Sóc Vọng Nguyệt ( tháng theo Trăng ).

 

Lấy việc tròn khuyết của Mặt Trăng làm tiêu chuẩn, tháng đủ gồm 30 ngày và tháng thiếu gồm 29 ngày.

 

 

 

Giờ Sinh ÂM DƯƠNG HỢP LỊCH

 

Nếu dùng Âm Lịch Thuần Túy sẽ gặp phải tình huống mà mùa hạ xuất hiện ở tháng 11 hay tháng 12, khiến cho có sự bất lợi đối với việc canh nông cũng như các hoạt động xã hội. Chính vì vậy đã tự nhiên đưa đến nhu cầu sinh ra một loại lịch pháp mới, đó là loại hợp lịch để điều hòa giữa Thái Âm lịch với Tiết Khí, gọi là Âm Dương hợp lịch.

 

Âm Dương hợp lịch là loại lịch pháp mà vừa dựa vào sự Tròn hay Khuyết của Mặt Trăng, lại vừa khảo sát trù định tháng Nhuận sao cho cân đối với năm mặt trời. Cho nên trên thực tế nó phải chú ý đồng thời đến cả Hoàng Đạo (chu kỳ Mặt Trời) và Bạch Đạo  (chu kỳ Mặt Trăng).

 

Một năm Âm Lịch có 12 tháng, bao gồm 354 ngày hay 355 ngày, nếu không có tháng Nhuận thì so với năm Dương Lịch thiếu khoảng 11 ngày.

 

Mỗi năm Âm Lịch có ít hơn năm Dương Lịch 11 ngày, 3 năm thì lại ít hơn 33 ngày, cho nên cứ 3 năm lại thêm vào 1 tháng, gọi là tháng Nhuận.

 

Nhưng nếu 3 năm lại có 1 năm nhuận thì lại thửa ra 3, 4 ngày, tiếp tục nếu 5 năm thì có 2 năm nhuận, cũng thừa ra 4 đến 5 ngày và đến 8 năm thì lại có 3 năm nhuận cũng bị thiếu 2 ngày.

 

Trải qua vài lần quan sát Thiên Văn và kiểm nghiệm trong Thực Tế, cuối cùng đưa ra kết quả là cứ 19 năm thì có 7 năm nhuận và năm nhuận có 13 tháng với tổng cộng có 384 ngày hoặc 385 ngày.

 

Thời tiết thay đổi nóng lạnh là do trái đất quay nghiêng quanh mặt trời. Trái đất quay quanh mặt trời một vòng, thời tiết thay đổi nóng lạnh một lần. Một vòng quay này là cơ sở hình thành dương lịch. Bởi vậy dùng cách chia tháng nhuận để tính lịch phù hợp với chu kỳ thay đổi thời tiết, tức là kết hợp giữa âm lịch và dương lịch.

 

Cách tính lịch như vậy không còn là âm lịch thuần túy nữa mà là kết hợp giữa lịch âm và lịch dương.

 

 

 

 

 

Kiến Thức 24 Tiết Khí (3)

 

 

I. Tiết khí là gì?

 

Tiết khí (tiếng Trung là 节气) là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất khi quay xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°. Tiết khí được sử dụng trong công tác lập lịch của các nền văn minh phương đông cổ đại như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam để đồng bộ hóa các mùa trong một năm. Tiết khí cũng được gọi đơn giản là “tiết”. Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách giữa hai tiết gần nhau:

 

* Quỹ đạo của Trái Đất là một hình e-líp nên vận tốc của Trái Đất trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời không phải là một hằng số cố định. Do đó khoảng cách theo thời gian giữa các tiết cũng không phải là con số cố định.

* Do làm tròn thời điểm bắt đầu của mỗi tiết khí vào đầu ngày, nên khoảng cách giữa hai tiết khí gần nhau sẽ ở trong khoảng là 14-16 ngày.

 

 

II. Danh sách 24 tiết khí trong năm

 

Kinh độ

Tiết khí

Thời gian (Dương lịch)

MÙA XUÂN

315°

Lập xuân

4/2 – 5/2

330°

Vũ thủy

18/2 – 19/2

345°

Kinh trập

5/3 – 6/3

Xuân phân

20/3 – 21/3

15°

Thanh minh

4/4 – 5/4

30°

Cốc vũ

20/4 – 21/4

MÙA HẠ

45°

Lập hạ

5/5 – 6/5

60°

Tiểu mãn

21/5 – 22/5

75°

Mang chủng

5/6 – 6/6

90°

Hạ chí

21/6 – 22/6

105°

Tiểu thử

7/7 – 8/7

120°

Đại thử

22/7 – 23/7

MÙA THU

135°

Lập thu

7/8 – 8/8

150°

Xử thử

23/8 – 24/8

165°

Bạch lộ

7/9 – 8/9

180°

Thu phân

23/9 – 24/9

195°

Hàn lộ

8/10 – 9/10

210°

Sương giáng

23/10 – 24/10

MÙA ĐÔNG

225°

Lập đông

7/11 – 7/11

240°

Tiểu tuyết

22/11 – 23/11

255°

Đại tuyết

7/12 – 8/12

270°

Đông chí

21/12 – 22/12

285°

Tiểu hàn

5/1 – 6/1

300°

Đại Hàn

20/1 – 21/1

 

 

 

III. Ý nghĩa của 24 tiết khí

1. Tiết Lập xuân

Tiết Lập Xuân là gì? “Lập” có nghĩa là xác lập, đánh dấu. “Xuân” có nghĩa là mùa xuân. Vì vậy, tiết Lập Xuân đánh dấu sự bắt đầu của mùa xuân, cũng như đánh dấu sự bắt đầu của một năm mới.

Ý nghĩa: Theo quan niệm dân gian, đây chính là thời điểm đất trời hân hoan, bắt đầu những điều tươi mới và may mắn. Theo góc độ thiên văn học, thì tiết Lập Xuân đánh dấu một chu trình quỹ đạo mới của Trái đất khi quay quanh Mặt trời.

Tiết lập xuân là ngày tốt để tổ chức các sự kiện, tiến hành các nghi lễ hay bắt đầu làm việc như: đính hôn, ăn hỏi, cưới xin, cúng tế, cầu phúc, động thổ, khai trương, ký kết, giao dịch, mở kho…..

 

2. Tiết Vũ Thủy

Tiết Vũ Thủy là gì? “Vũ” là mưa, “Thủy” là nước theo tiếng Hán thì Vũ Thủy là thời tiết mưa ẩm ướt, mưa phùn, có gió thổi nhẹ.

Ý nghĩa: Tiết khí Vũ thủy bắt đầu bằng những cơn mưa phùn nhỏ, người ta gọi đó là những cơn mưa xuân mang tới sự thay đổi tươi mới cho đất trời. Độ ẩm và ánh sáng ở tiết khí này tạo điều kiện thuận lợi cho cây cỏ muôn loài sinh sôi, nảy nở.

Tiết khí Vũ Thủy có tác dụng lớn đối với con người, đặc biệt thời tiết với độ ẩm cao sẽ giúp da dẻ không bị tình trạng nứt nẻ, hanh khô.

Đây cũng là thời gian người nông dân có thể tiến hành trồng trọt, cấy cày để bắt đầu một vụ mới tươi tốt, hứa hẹn một mùa vụ bội thu.

Tiết Vũ thủy giúp cho vạn vật sinh sôi, nảy nở, phát triển để đơm hoa kết trái. Chính vì vậy, việc động phòng hoa trúc vào thời điểm này là vô cùng lý tưởng. Việc cân bằng âm dương, hài hòa thiên nhân là điều kiện lý tưởng để thụ thai. Những cặp vợ chồng nào muốn có tin vui thì hãy nên chủ động sinh con trong tiết khí này.

 

3. Tiết Kinh Trập

Tiết khí Kinh Trập là gì? “Kinh” có nghĩa là kinh động, làm thức tỉnh, “Trập” có nghĩa là sâu bọ, côn trùng. Như vậy “Kinh trập” có nghĩa là các loại côn trùng, sâu bọ được thức tỉnh đến mùa sinh sôi, phát triển. Nôm na thì đây là tiết khí sâu nở sau một thời gian ngủ đông.

Ý nghĩa: Kinh Trập cũng là lúc sâu bọ sinh sôi và phá hại mùa màng vụ xuân của người dân. Chính vì vậy cần tiến hành phòng trừ sâu bệnh để bảo vệ mùa màng, cây trái của mình. Tuy nhiên một vài loại cây ăn quả nhờ có côn trùng mà quá trình thụ phấn nhanh chóng hơn.

Đây cũng là thời gian nên phòng tránh bệnh tật cho gia súc, gia cầm nhà mình. Công tác vệ sinh chuồng trại cần phải được tiến hành ngay.

 

4. Tiết Xuân Phân

Xuân phân là gì? Theo lịch Trung Hoa cổ đại, Xuân Phân là điểm giữa của mùa xuân, là một trong 24 tiết khí trong nông lịch. Theo định nghĩa này, thời điểm bắt đầu của nó trùng với khái niệm điểm xuân phân. Tuy nhiên, theo khoa học phương Tây thì xuân phân là thời điểm bắt đầu mùa xuân tại Bắc Bán cầu. Khi mà Mặt Trời xuất hiện ở gần xích đạo nhất và đi lên hướng Bắc.

Ý nghĩa: Tiết Xuân phân tượng trưng cho sự cân bằng âm dương, là tiết khí cực kỳ tốt. Thời điểm này rất thích hợp để tiến hành những việc trọng đại như đám cưới, đám hỏi.

Vào tiết Xuân phân, muông thú ghép đôi và sinh sản. Những cặp vợ chồng nào sinh con vào khoảng thời gian này đều an lành, may mắn. Đứa trẻ được sinh ra cũng thông minh xán lạn, cuộc đời may mắn, vấn khí tốt.

 

5. Tiết Thanh Minh

Tiết Thanh Minh là gì? “Thanh” là trong xanh, còn “Minh” có nghĩa là sáng sủa. Khi những cơn mưa phùn của mùa xuân đã hết, bầu trờ trở nên quang đãng, trong xanh là sang tiết Thanh Minh.

Ý nghĩa: Tiết Thanh Minh từ lâu đã gắn liền với đạo đức, bổn phận con người Việt Nam. Đây được coi là ngày giỗ tổ chung của dòng họ. Tiết khí này còn gắn liền với tục tảo mộ đầu năm. Vì ngày này thời tiết ấm dần, cây cỏ tốt hơn trùm lên mộ, có thể làm mộ sụt lở nên cần phải đi tảo mộ, cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ.

Nhân lúc đi tảo mộ, để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, người thân đã khuất, còn có thể đi dạo chơi ngắm cảnh, nên gọi là Đạp Thanh. Nguyễn Du có câu:

Thanh Minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ, hội là Đạp Thanh.

 

6. Tiết Cốc Vũ

Tiết Cốc Vũ là gì? “Cốc” chỉ ngũ cốc, còn “vũ” nghĩa là mưa. Tiết Cốc Vũ là thời điểm có mưa lớn như những hạt ngũ cốc rơi, rất tốt cho cây cối mùa màng.

Ý nghĩa: Tiết Cốc Vũ chính là mốc đánh dấu khi đất trời chuyển mình từ xuân sang hè. Sau thời khắc này, những cơn gió lạnh sẽ hoàn toàn biến mất, thay vào đó là nắng ấm của mùa hạ, rất tốt cho sự sinh trưởng của cây cối, hoa màu.

Tính từ thời điểm Tiết Cốc Vũ, không chỉ có vạn vật thiên nhiên thay đổi mà các quy luật ngũ hành, âm dương cũng có nhiều chuyển biến. Đây là thời điểm chuyển giao từ Mộc khí sang Hỏa khí, mỗi người cần phải chú ý hơn về sức khỏe, tránh nhiễm lạnh, thích nghi với nhịp độ cuộc sống ngày dài đêm ngắn.

 

7. Tiết Lập Hạ

Tiết Lập Hạ là gì? “Lập” nghĩa là xác lập, đánh dấu, còn “Hạ” nghĩa là mùa Hạ. Vậy Lập Hạ là tiết khí đánh dấu sự bắt đầu của mùa Hạ.

Ý nghĩa: Thời tiết nắng nhiều mưa nhiều nên nóng ẩm liên tục. Đây là điều kiện thuậ lợi cho vi khuẩn, sâu bọ, cỏ dại phát triển nhanh chóng. Thời gian này cây trồng cũng phát triển, chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Do đó, nên chăm sóc kỹ lưỡng, bảo vệ mùa màng để tránh bị côn trùng phá hoại, nên làm cỏ để tránh việc chúng mọc lây lan chiếm ánh sáng và dinh dưỡng của cây trồng. Người chăn nuôi thì nên vệ sinh chuồng trại, tránh bệnh dịch cho gia súc, gia cầm.

Vào tiết khí Lập Hạ, ngư dân có thể đẩy mạnh việc đánh bắt thủy hải sản, vì trong thời điểm này sự sinh sôi, phát triển của các động vật dưới nước rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, thời gian này mưa rất nhiều, có thể có bão lớn nên các ngư dân cần hết sức chú ý an toàn, neo đậu thuyền chắc chắn.

 

8. Tiết Tiểu Mãn

Tiết tiểu mãn là gì? Tiểu mãn trong tiết khí được hiểu theo 2 nghĩa:

Nghĩa thứ nhất: “tiểu” là nhỏ bé, “mãn” nghĩa là đầy, biểu thị lượng nước dồi dào. “Tiểu mãn” nghĩa là lũ nhỏ.

Nghĩa thứ hai: Tiểu mãn có nghĩa là sự bắt đầu đủ đầy về lương thực, thực phẩm. Đây là thời điểm cây cối, hoa màu và ngũ cốc đang vào mùa kết hạt và sắp sửa được thu hoạch, tuy nhiên chưa thực sự chín muồi.

Ý nghĩa: Những đặc trưng của thời tiết cùng với sự phát triển của cây trồng, vật nuôi trong Tiết Tiểu Mãn ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống con người, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Với nhiệt độ khá cao, mưa nhiều, ngày dài hơn đêm, đây chính là thời điểm thích hợp cho nhiều hoạt động quan trọng, như: chăm bón cây trồng, đề phòng nguồn bệnh, đề phòng bão lụt, chú ý bệnh tim mạch, máu huyết, đề phòng bệnh truyền nhiễm cho con người….

 

 

9. Tiết Mang Chủng

Tiết Mang Chủng là gì? “Mang” có nghĩa là vòi nhụy của các loại ngũ cốc, “chủng” nghĩa là hạt giống nói chung. Tiết Mang Chủng khoảng thời gian mà các loại hạt ngũ cốc đã được thụ phấn và phát triển đến độ chín muồi, có thể thu hoạch hoặc làm giống.

Ý nghĩa: Tiết Mang Chủng có đặc điểm khí hậu riêng biệt thường xuyên xuất hiện những cơn mưa bão và sự thích nghi của cây trồng, vật nuôi, Tiết Mang Chủng thích hợp cho các công việc như: trồng trọt vụ trễ, phòng tránh bão lũ, thu hoạch lương thực, trái cây.

Thời điểm này, thời tiết nóng bức, sức khỏe con người cũng chịu ảnh hưởng. Để hạn chế ốm đau, bệnh tật, cần ăn mặc mát mẻ, ở nơi thoáng khí, uống nhiều nước và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, cần chú ý chống nắng, hạn chế ra ngoài khi trời nắng to, nhất là vào khoảng 12h trưa đến 4h chiều.

 

10. Tiết Hạ Chí

Tiết Hạ Chí là gì? Hạ Chí là thời điểm giữa mùa hè, thường rơi vào giữa năm. Cắc bán cầu vào thời gian Hạ chí sẽ nghiêng về phía mặt trời nhiều hơn so với Nam bán cầu. Do đó Bắc bán cầu nhận được lượng bức xạ lớn, thời gian của ngày dài hơn đêm, trời lâu tối và nhanh sáng hơn. Thậm chí, một số thành phố ở Bắc Âu còn có hiện tượng “đêm trắng”, chỉ có ban ngày mà hoàn toàn không có ban đêm.

Ý nghĩa: Vào Tiết Hạ Chí, thời tiết có ánh nắng gay gắt, nóng bức, bầu trời xanh. Vì nhiệt độ cao nên thời tiết vô cùng oi bức, khô và nóng, nước bốc hơi rất nhanh. Gió Tín phong và gió Mậu dịch hoạt động mạnh mẽ trên biển nên thường tạo ra sự ngưng tụ của hơi nước dẫn đến những trận mưa lớn kéo dài, bão lũ, thiên tai ảnh hưởng đến đời sống người dân. Nhiệt độ nóng ẩm, tạo điều kiện cho các loài động thực vật phát triển mạnh, nguồn thức ăn rất dồi dào.

Thời điểm Hạ Chí, thời tiết thay đổi thấy thường dẫn đến việc mọi người hay bị nhiễm cảm cúm, say nắng, cảm lạnh, sốt rét, sốt xuất huyết…. Vì vậy phải chủ động phòng tránh bệnh tật, để đảm bảo sức khỏe trong tiết Hạ Chí.

 

11. Tiết Tiểu Thử

Tiết Tiểu Thử là gì? “Tiểu” là nhỏ bé, “Thử” là nóng bức. “Tiểu thử” biểu thị thời tiết nắng nhẹ, chuẩn bị bước sang giai đoạn nóng cực điểm trong năm.

Ý nghĩa: Ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ trong tiết Tiểu Thử đều vẫn cao, tác động lớn tới sự sinh sổi, phát triển của các hệ động thực vật. Trong khi cây trồng có cơ hội phát triển nhanh thì nhiều loài cỏ có hại cũng bắt đầu xâm lấn mạnh mẽ. Chim chóc, gia súc gia cầm, thủy hải sản hay côn trùng đều bước sang  giai đoạn hoạt động mạnh, không ngừng sinh sản và phát triển.

Đây cũng là thời gian dễ xảy ra thiên tai, bão lũ, cần đặc biệt chú ý cần đề phòng.

 

12.Tiết Đại Thử

Tiết Đại Tử là gì? “Đại” nghĩa là to lớn, “Thử” là nóng nực, oi bức. Đại thử là giai đoạn trời vô cùng oi bức, nắng nóng, là thời điểm nóng cực điểm trong năm.

Ý nghĩa: Đại Thử là thời điểm dương khí cực thịnh, vận động mạnh sẽ dễ mất nước mà suy kiệt, nên hạn chế vận động, luyện tập nặng nhọc ngoài trời. Tìm cách tránh nóng, giải nhiệt cho cơ thể, không nên làm việc liên tục trong thời gian dài.

Người bị nóng trong, uể oải trong tiết Đại Thử nên ăn nhiều những thực phẩm như đậu xanh, mướp đắng, bí xanh – những loại thực vật có tính chất dưỡng gan bổ khí, tốt cho dạ dày, có lợi bồi dưỡng cơ thể và cải thiện nguyên khí.

 

13. Tiết Lập Thu

Tiết Lập Thu là gì? “lập” có nghĩa là sự bắt đầu; “thu” chỉ mùa thu. Do vậy, Lập thu là thời điểm bắt đầu mùa thu.

Ý nghĩa: Theo âm lịch, Lập thu rơi vào tháng 7 – hay còn gọi là tháng cô hồn. Dân gian quan niệm, vào tháng này cửa Âm phủ được mở ra cho vong hồn về dương gian thăm gia đình. Những vong hồn mà không được thờ cúng thì đi lại khắp nơi. Chúng gây những điềm xấu và cản trở đường công danh sự nghiệp.

Mọi người thường lo ngại khoảng thời gian này là nguyên nhân của mọi sự xui xẻo. Nhưng thực tế không phải vậy, chỉ cần biết cách hóa giải, tích công đức, tránh làm việc xấu, tất sẽ được bình an vô sự.

Tiết Lập thu hợp với người mệnh Kim. Đường tài vận, sự nghiệp, tình cảm, gia đình đều thuận lợi và rộng mở.

 

14. Tiết Xử Thử

Tiết Xử Thử là gì? “Xử” là chấm dứt. “Thử” là nắng nóng. Vậy Xử thử  là tình trạng nắng nóng đã chấm dứt.

Ý nghĩa: Trong tiết Tiểu thử,nóng nực, oi bức đã hoàn toàn chấm dứt,  khí trời mát dịu, độ ẩm trong không khí cao, thời tiết vô cùng dễ chịu, lượng mưa không nhiều, không khí lục địa hoạt động mạnh nên buổi sáng sớm và đêm tiết trời se lạnh. Thời gian ngày và đêm không tương đối cân bằng. Trước những thay đổi này, nhiều loài sinh vật sẽ có những thích nghi với môi trường.

Theo quan niệm dân gian, trong tiết này địa phủ mở cửa, xá tội cho các vong hồn do đó âm khí rất thịnh.

Sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ, đây là một câu chuyện tình chia ly, buồn tủi, thấm đẫm nước mắt cũng vào thời điểm tháng này. Vì thế, trong tháng này không nên tổ chức các việc cưới gả, động thổ khởi công.

 

15. Tiết Bạch Lộ

Tiết Bạch Lộ là gì? “bạch” nghĩa là màu trắng, “lộ” có nghĩa là sương mù. Tiết Bạch Lộ được hiểu là thời gian bắt đầu xuất hiện sương mù.

Ý nghĩa: Vào tiết khí Bạch Lộ, một ngày có thể có thay đổi lớn về nhiệt độ. Sáng và đêm nhiệt độ giảm nhanh, hơi nước ngưng tụ kết thành sương thường đọng trên cỏ cây. Còn ban ngày vẫn có nắng nóng, thời tiết ấm áp. Tiết Bạch Lộ kỵ nhất là phơi sương nên khi ra ngoài vào buổi tối hay sáng sớm, cần có biện pháp hạn chế tiếp xúc với sương mù vào thời gian này.

Để đề phòng bệnh tật, nên ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều vitamin, đồ ăn bổ phổi từ Đông Y.Ví dụ như ngô, ngô là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cũng như khả năng bồi dưỡng tinh chất tăng cường sức khỏe, nâng cao trí nhớ.

 

16. Tiết Thu Phân

Tiết Thu Phân là gì? “phân” có nghĩa là phân chia làm hai phần bằng nhau, “thu” nghĩa là mùa thu. Vậy tiết Thu phân là thời điểm giữa mùa thu.

Ý nghĩa: Vào tiết Thu phân do sự dịch chuyển về phía Nam của Mặt trời nên ở bán cầu Bắc, ánh sáng và nhiệt độ vẫn tiếp tục giảm. Thời kỳ này, các loài thực vật quang hợp kém, sự sống của muôn loài chuyển dần sang trạng thái tiềm ẩn, chờ đợi cơ hội phát triển mới.

 

17. Tiết Hàn Lộ

Tiết Hàn Lộ là gì? “Hàn” là lanh giá. “Lộ” nghĩa là sương. Như vậy Hàn lộ nghĩa là trong thời điểm này có sương mù lạnh giá.

Ý nghĩa: Tiết Hàn Lộ là thời điểm bắt đầu của mùa đông, dương khí dần nhường chỗ cho âm khí, hoạt động sinh lý của cơ thể cũng cần thích nghi với sự biến hóa tự nhiên này.
Do đó, bước vào tiết Hàn Lộ, hãy thu dương khí lại, nuôi dưỡng âm tinh, nên tăng cường ăn vừng, gạo nếp, gạo tẻ, mật ong, sữa, cá, tôm, thịt vịt, thịt bò,…. Hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng như tiêu, gừng, hành, tỏi,…

 

18. Tiết Sương Giáng

Tiết Sương Giáng là gì? Sương Giáng là thời điểm thường xuyên xuất hiện sương mù dày đặc, không khí có độ ẩm cao gây hạn chế tầm nhìn.

Ý nghĩa: Vào Tiết Sương Giáng, có gió khô lạnh, nhiệt độ thấp khiến hơi nước từ ao hồ, sông suối bốc lên để cân bằng lại khí quyển, dẫn tới hiện tượng sương mù rất dày đặc. Do vậy, trong tiết này cần: chú ý chăm sóc cây trồng vật nuôi, tăng cường bảo vệ sức khỏe, nâng cao thể chất, hạn chế ra ngoài khi sương dày đặc.

 

19. Tiết Lập Đông

Tiết Lập Đông là gì? “lập” là xác lập, bắt đầu, “đông” chỉ mùa đông. Vậy “lập đông” có nghĩa là thời điểm bắt đầu của màu đông.

Ý nghĩa: Bước vào tiết Lập đông nên bình ổn, tĩnh lặng để xem xét lại bản thân. Từ đó, có những ý tưởng mới cho những kế hoạch sắp tới, cần bao dung, mềm mỏng, hành thiện và nên giúp đỡ người khác. Như vậy vừa giúp chúng ta có tâm hồn thanh thản, cuộc sống lại thêm phần ý nghĩa, giúp tăng vận may, phúc đức cho bản thân, gia đình và các thế hệ sau này.

 

20. Tiết Tiểu Tuyết

Tiết Tiểu Tuyết là gì? “tiểu” nghĩa là nhỏ bé, “tuyết” là những trận tuyết. Vậy “tiểu tuyết” là khoảng thời gian mà ở bán Cầu bắc thường xảy ra những trận tuyết nhỏ, nhiệt độ không khí hạ thấp. Ở Miền Bắc Việt Nam thì không có tuyết, nhưng trời rất lạnh.

Ý nghĩa: vào Tiết khí Tiểu Tuyết,  không thấy rõ mặt trời, dương khí thịnh, âm khí hư. Nhiệt độ hạ thấp, đất trời mù mịt, không mưa, khó  thấy ánh sáng mặt trời. Lúc này, cảnh tượng mùa đông bắt đầu xuất hiện ngập tràn.

Trong thời điểm này, nên ăn nhiều các loại thực vật có chức năng bảo vệ tim mạch, phòng xuất huyết não như là táo mèo, mộc nhĩ, cà chua, rau cần, củ cải,…

 

21. Tiết Đại Tuyết

Tiết Đại Tuyết là gì? “đại” là to lớn, nên đại tuyết là thời điểm vô cùng lạnh giá, xuất hiện những trận tuyết lớn, tuyết bao phủ dày đặc. Ở miền Bắc của Việt Nam, thời tiết lạnh giá, không có tuyết (trừ Sapa).

Ý nghĩa: trong thời điểm này, các loài thực vật gần như là ngưng mọi hoạt động, do điều kiện thời kiết lạnh buốt, khắc nghiệt, nên chúng chỉ duy trì sự trao đổi chất ở mức độ thấp tối thiểu, lượng oxy sản sinh ra từ quá trình quang hợp cũng không còn dồi dào như trước, đó là lí do vì sao, vào mùa đông thường thấy cây cối khẳng khuyu vào mùa đông.

Trong tiết khí này, các bạn nên chú ý sức khỏe của bản thân và những người thân, nhớ phải mặc ấm, hạn chế đi ra ngoài vào các thời điểm ban đêm hay trời sáng sớm. Nên hạn chế các đồ lạnh, ăn các thực phẩm có tính chất cay nóng, để kích hoạt dương khí trong cơ thể, đẩy lùi hàn khí xâm nhiễm.

 

22. Tiết Đông Chí

Tiết Đông Chí là gì? Theo Thiên văn học của phương Tây, đông chí đánh dấu sự bắt đầu mùa đông ở bán cầu Bắc, và là sự bắt đầu mùa hè của bán cầu Nam. Còn theo phương Đông thì tiết Đông chí chính là thời điểm chính giữa mùa đông.

Ý nghĩa: Mặc dù tiết Đông Chí ở Việt Nam cũng chỉ là một dấu mốc thời gian chứ không mang ý nghĩa gì quá đặc biệt. Tuy nhiên, nếu bạn muốn xem phong thủy để tiến hàng những việc lớn thì cũng nên biết một số việc sau:

Theo phong thủy, tiết Đông Chí ứng với quẻ Phục trong Kinh dịch. Quẻ này mang ý nghĩa tốt, mang đến sự hồi sinh và phát triển thịnh vượng. Nếu những người mang mệnh Thủy làm việc gì vào tiết khí này thì đều rất thuận lợi đặc biệt là sự nghiệp.
Đây thực sự là thời điểm rất tốt nhưng vẫn có một số việc mà bạn cần tránh vào ngày này, như: cầu phúc, cầu tự, ăn hỏi, đính hôn, cưới gả, giải trừ, đổ mái, thẩm mỹ.

 

23. Tiết Tiểu Hàn

Tiết tiểu hàn là gì? “Tiểu” chỉ sự nhỏ bé; còn “Hàn” có nghĩa là lạnh. Tiểu hàn ứng với đặc điểm khí hậu chớm lạnh. Đây chính là thời điểm khởi đầu của đợt lạnh đỉnh điểm.

Ý nghĩa: Nước ta nằm hoàn toàn ở Bắc bán cầu, do đó những đặc điểm của Tiết khí Tiểu Hàn ảnh hưởng rõ rệt đến thời tiết và khí hậu. Trong tiết tiểu hàn, chú ý giữ ấm thân thể, tích trữ lương thực, chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán.

 

24. Tiết Đại Hàn

Tiết Đại Hàn là gì? “đại” nghĩa là to lớn, “hàn” có nghĩa là lạnh. Vậy Đại hàn có nghĩa là thời điểm cực kỳ lạnh giá.

Ý nghĩa: Trong thời gian này, thời tiết rét lạnh cực điểm, nhiệt độ xuống rất thấp, hầu hết không có mưa chỉ có gió rét buốt và sương hoặc băng giá. Bầu trời thì u ám, hầu như không có nắng, độ ẩm không khí thấp, thời tiết khắc nghiệt.

Những người sinh vào khoảng thời gian tiết Đại Hàn có rất nhiều phẩm chất tốt. Họ là nhứng người sống có nguyên tắc, trật tự, quy củ, điềm tĩnh và rất giữ chữ tín. Nhờ đó mà họ có đường công danh rộng mở, sự nghiệp thuận lợi.

 

 

 

 

 

 

 

Khái Niệm Về Tuổi Âm Lịch (4)

 

Khi quan sát năm hành tinh này, người phương Đông Cổ nhận thấy mỗi hành tinh đều có một chu kỳ nhất định để chúng trở về vị trí cũ so với nền trời sao. Cụ thể như sau: Sao Thủy: khoảng 0,25 năm; Sao Kim: khoảng 0,6 năm; Sao Hỏa: khoảng 2 năm; Sao Mộc: khoảng 12 năm; Sao Thổ: khoảng 30 năm.

 

Sao Hỏa cứ hai năm lại về vị trí cũ, nên mỗi chu kỳ của nó được coi tương ứng với một hành trong ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), mỗi hành hai năm như vậy nên có một năm mang tính dương và một năm mang tính âm. Tổng cộng mỗi chu kỳ như vậy là 10 năm, vậy nên người ta đặt ra 10 can tương ứng với âm và dương của mỗi hành.

 

10 can gồm có: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

 

Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất mỗi vòng hết 27,32 ngày. 12 tuần trăng tương đương với một chu kỳ ứng với 1 năm.

 

Sao Mộc hết khoảng 12 năm trở về vị trí cũ. Sao Mộc có chu kỳ trùng khớp như vậy nên còn được gọi là Tuế Tinh.

 

12 chi gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

 

Vì bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12 là 60 nên có thể thấy ngay rằng cứ 60 năm thì chu kỳ mới kết thúc; nên 60 năm cũng chính là khoảng thời gian tương đối chính xác để tất cả 5 hành tinh quay trở lại vị trí tương đối như cũ.

 

 

Lục Thập Hoa Giáp

 

Muốn tạo thành tuổi Âm Lịch ta phải lấy 1 Can ghép với 1 Chi, cách ghép như vậy thuật ngữ Tử Vi gọi là Nạp Âm. Nên nhớ chỉ có Can Dương mới ghép được với Chi Dương và Can Âm mới ghép được với Chi Âm.

 

Ví dụ:

- Can Dương Giáp chỉ có thể ghép được với 6 Chi Dương (Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất) tạo thành 6 tuổi Âm Lịch: Giáp Tý, Giáp Dần, Giáp Thìn, Giáp Ngọ, Giáp Thân, Giáp Tuất đối với đàn ông được gọi là Dương Nam và đàn bà là Dương Nữ, cũng như thế với 4 Can Dương còn lại.

 

- Can Âm như Ất chẳng hạn cũng chỉ ghép được với 6 Chi Âm (Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu và Hợi) tạo thành 6 tuổi Âm Lịch: Ất Sửu, Ất Mão, Ất Tỵ, Ất Mùi, Ất Dậu và Ất Hợi đối với đàn ông được gọi là Âm Nam và đàn bà là Âm Nữ, cũng như thế đối với 4 can âm còn lại.

 

Lưu ý:

- Can Dương không thể ghép với Chi Âm, cũng như Can Âm không ghép được với Chi Dương (ví dụ: không thể có Giáp Sửu hay Ất Tý…).

 

- Như vậy 10 Can ghép với 12 Chi, nếu không phân biệt Âm Dương ta sẽ có 12 x 10 = 120 tuổi, song vì phân biệt Âm Dương nên chỉ còn 120 : 2 = 60 tuổi gọi là Lục Thập Hoa Giáp (coi như một Thế Kỷ của Âm Lịch).

 

 

 

 

Ngũ Hành Nạp Âm - Lục Thập Hoa Giáp (5)

 

Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ.

 

Năm trạng thái này gọi là Ngũ hành, không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật.

 

Học thuyết Ngũ hành diễn giải sinh học của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản là Tương sinh và Tương khắc:

 

- Tương Sinh: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.

 

- Tương Khắc: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim.

 

 

 

Nạp âm ngũ hành trong bảng 60 Giáp tý căn cứ theo nguyên tắc gì để xác định; người xưa tuy có bàn đến nhưng không có căn cứ rõ ràng và cũng chưa bàn được minh bạch. Do đó vẫn là huyền bí khó hiểu.

 

Bảng 60 Giáp tý biến hoá vô cùng; đối với giới học thuật của Trung Quốc cho đến nay vẫn là huyền bí khó hiểu

 

(Trích trong sách: Chu Dịch và dự đoán học. Trang 68. Thiệu Vĩ Hoa. Nxb Văn Hoá Thông Tin 1996 )

 

 

 

 

Nạp Âm thường được hiểu theo Niên Mệnh trong Lục Thập Hoa Giáp. Các Mệnh Lý Gia thường hỏi thân chủ của mình sinh năm bao nhiêu và nhắc đến Lư Trung Hỏa, Hải Trung Kim, Tang Đố Mộc, Trường Lưu Thủy này nọ. Nhưng nó có phải là Ngũ Hành trong thuyết Thiên Địa Nhân hay không? Phần lớn đều nhầm lẫn.

 

Ngày xưa các tiền bối dựa vào thanh luật cổ đại Trung Hoa, chia âm nhạc thành 5 âm và 12 luật. 5 âm là Cung Thương Giốc Chủy Vũ, 12 luật là Hoàng Chung, Đại Lữ, Thái Thốc, Hiệp Chung,…

 

Từ đó phối thành 60 âm luật.

 

Nguyên tắc ấy cũng tương tự với việc phối 10 thiên can và 12 địa chi, phân thành âm dương đan xen ngũ hành, lấy đó mà đặt tên cho 60 cặp thiên can và địa chi. Đây chung quy chỉ là một trò chơi tổ hợp số, mặc dù kèm theo đó là những sự trùng hợp vô cùng kỳ diệu, thuận cả Thái Huyền lẫn Hà Đồ, Lạc Thư.

 

 

Âm nhạc cổ xưa có ngũ âm, đối ứng với nó là ngũ hành,

vận hành theo quy luật âm dương.

Người xưa vận dụng âm nhạc vào hết thảy mọi mặt trong đời sống.

 

Âm nhạc phương Đông thực sự có thể cảm nhận

được một cách dễ dàng hơn kiểu cân đo,

đong đếm chính xác, số hoá, lượng hoá như trong âm nhạc phương Tây.

 

 

 

 

 

* Các quý bạn thường hay nghe nhiều người nhắc đến con nhà Giáp Tý hoặc con nhà Giáp Tuất, chỉ cần nhìn bảng dưới đây là sẽ hiểu.

 

 

Bảng Lục Thập Hoa Giáp

 

 

Giáp Tý

 

1924 - 1984 - 2044

 

 

 

Hải Trung Kim (Vàng dưới Biển)

 

Ất Sửu

 

1925 - 1985 - 2045

 

 

Bính Dần

 

 

1926 - 1986 - 2046

 

 

Lô Trung Hoả (Lửa trong Lò)

 

Đinh Mão

 

 

1927 - 1987 - 2047

 

Mậu Thìn

 

 

1928 - 1988 - 2048

 

 

Đại Lâm Mộc (Gỗ cây cổ Thụ)

 

Kỷ Tỵ

 

 

1929 - 1989 - 2049

 

Canh Ngọ

 

 

1930 - 1990 - 2050

 

 

Lộ Bàng Thổ  (Đất giữa Đại Lộ)

 

Tân Mùi

 

 

1931 - 1991 - 2051

 

Nhâm Thân

 

 

1932 - 1992 - 2052

 

 

Kiếm Phong Kim (Vàng trên mũi Kiếm)

 

Quý Dậu

 

 

1933 - 1993 - 2053

 

 

 

 

Giáp Tuất

 

 

1934 - 1994 - 2054

 

 

Sơn Đầu Hoả  (Lửa trên Ngọn Núi)

 

Ất Hợi

 

1935 - 1995 - 2055

 

 

Bính Tý

 

1936 - 1996 - 2056

 

 

 

Giản Hạ Thuỷ (Nước dưới Khe Suối)

 

Đinh Sửu

 

1937 - 1997 - 2057

 

 

Mậu Dần

 

 

1938 - 1998 - 2058

 

 

 

Thành Đầu Thổ (Đất trên Bờ Thành)

 

Kỷ Mão

 

 

1939 - 1999 - 2059

 

 

Canh Thìn

 

 

1940 - 2000 - 2060

 

 

 

Bạch Lạp Kim (Vàng trong Nến Trắng)

 

Tân Tỵ

 

 

1941 - 2001 - 2061

 

 

Nhâm Ngọ

 

1942 - 2002 - 2062

 

 

 

Dương Liễu Mộc (Gỗ cây Dương Liễu)

 

Quý Mùi

 

1943 - 2003 - 2063

 

 

 

 

 

Giáp Thân

 

 

1944 - 2004 - 2064

 

 

 

Tuyền Trung Thuỷ (Nước giữa Dòng Suối)

 

Ất Dậu

 

 

1945 - 2005 - 2065

 

 

Bính Tuất

 

 

1946 - 2006 - 2066

 

 

 

Ốc  Thượng Thổ (Đất trên Nóc Nhà)

 

Đinh Hợi

 

1947 - 2007 - 2067

 

 

Mậu Tý

 

 

1948 - 2008 - 2068

 

 

 

Tích Lịch Hoả (Lửa Sấm Sét )

 

Kỷ Sửu

 

 

1949 - 2009 - 2069

 

 

Canh Dần

 

1950 - 2010 - 2070

 

 

 

Tòng Bá Mộc (Gỗ cây Tùng)

 

Tân Mão

 

1951 - 2011 - 2071

 

 

Nhâm Thìn

 

 

1952 - 2012 - 2072

 

 

 

Trường Lưu Thuỷ (Nước Sông Dài)

 

Quý Tỵ

 

 

1953 - 2013 - 2073

 

 

 

 

 

Giáp Ngọ

 

1954 - 2014 - 2074

 

 

 

Sa Trung Kim (Vàng trong Cát)

 

Ất Mùi

 

1955 - 2015 - 2075

 

 

Bính Thân

 

1956 - 2016 - 2076

 

 

 

Sơn Hạ Hoả (Lửa dưới Chân Núi)

 

Đinh Dậu

 

1957 - 2017- 2077

 

 

Mậu Tuất

 

 

1958 - 2018 - 2078

 

 

 

Bình Địa Mộc (Gỗ cây ở Đồng Bằng)

 

Kỷ Hợi

 

1959 - 2019 - 2079

 

 

Canh Tý

 

1960 - 2020 - 2080

 

 

 

Bích Thượng Thổ (Đất trên Vách Đá)

 

Tân Sửu

 

1961 - 2021 - 2081

 

 

Nhâm Dần

 

 

1962 - 2022 - 2082

 

 

 

Kim Bạc Kim (Vàng pha Bạch Kim)

 

Quý Mão

 

 

1963 - 2023 - 2083

 

 

 

 

 

Giáp Thìn

 

1964 - 2024 - 2084

 

 

 

Phú Đăng Hoả (Lửa ngọn đèn Hải Đăng)

 

Ất Tỵ

 

1965 - 2025 - 2085

 

 

Bính Ngọ

 

 

1966 - 2026 - 2086

 

 

 

Thiên Hà Thuỷ (Nước trên Sông Trời)

 

Đinh Mùi

 

 

1967 - 2027 - 2087

 

 

Mậu Thân

 

 

1968 - 2028 - 2088

 

 

 

Đại Dịch Thổ (Đất thuộc Khu rộng lớn)

 

Kỷ Dậu

 

 

1969 - 2029 - 2089

 

 

Canh Tuất

 

 

1970 - 2030 - 2090

 

 

 

Thoa Xuyến Kim (Vàng của Vòng Xuyến)

 

Tân Hợi

 

 

1971 - 2031 - 2091

 

 

Nhâm Tý

 

 

1972 - 2032 - 2092

 

 

 

Tang Đố Mộc (Gỗ cây Dâu Tằm)

 

Quý Sửu

 

 

1973 - 2033 - 2093

 

 

 

 

 

Giáp Dần

 

 

1974 - 2034 - 2094

 

 

 

Đại Khê Thuỷ (Nước dưới Suối Lớn)

 

Ất Mão

 

 

1975 - 2035 - 2095

 

 

Bính Thìn

 

1976 - 2036 - 2096

 

 

 

Sa Trung Thổ (Đất lẫn trong Cát)

 

Đinh Tỵ

 

 

1977 - 2037 - 2097

 

 

Mậu Ngọ

 

 

1978 - 2038 - 2098

 

 

 

Thiên Thượng Hoả (Lửa trên Trời)

 

Kỷ Mùi

 

 

1979 - 2039 - 2099

 

 

Canh Thân

 

1980 - 2040 - 2100

 

 

 

Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây Lựu)

 

Tân Dậu

 

1981 - 2041 - 2101

 

 

Nhâm Tuất

 

1982 - 2042 - 2102

 

 

 

Đại Hải Thuỷ  (Nước trong Biển Cả)

 

Quý Hợi

 

1983 - 2043 - 2103